Tài liệu ôn thi công chức KBNN 2016: Những vấn đề chung về Luật NSNN
17/04/2016 - 16:20
LUẬT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NSNN
1.1 Những vấn đề cơ bản về NSNN 1.1.1 Khái niệm Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. 1.1.2 Cơ cấu NSNN 1. Thu ngân sách nhà nước bao gồm: - Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước; - Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; - Các khoản viện trợ; - Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật. 2. Chi ngân sách nhà nước bao gồm: - Các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, - Bảo đảm quốc phòng, an ninh, - Bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; - Chi trả nợ của Nhà nước; chi viện trợ và - Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. 1.1.3 Mục đích ban hành Luật NSNN - Để quản lý thống nhất nền tài chính quốc gia, - Nâng cao tính chủ động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, - Củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả ngân sách và tài sản của Nhà nước, - Tăng tích lũy nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, - Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại; 1.2 Hệ thống NSNN 1.2.1 Hệ thống NSNN Ngân sách nhà nước gồm: - Ngân sách trung ương - Ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân. 1.2.2.Nguyên tắc quản lý NSNN - Thống nhất - Tập trung dân chủ, - Công khai, minh bạch, - Có phân công, phân cấp quản lý,
- Gắn quyền hạn với trách nhiệm.
Comment bài viết:Ý kiến bạn đọc Bạn hãy là người đầu tiên gửi ý kiến cho chúng tôi ! Các tin liên quan
|